DIỄN ĐÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

WELCOME TO MY FORUM.HAVE A NICE DAY!
 
Trang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
:: Diễn Dàn GVM - Chia Sẻ Giúp Đỡ::
  • Music
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
Admin
TT HCM rút gọn Vote_lcapTT HCM rút gọn Voting_bar2TT HCM rút gọn Vote_rcap2 
pika1234
TT HCM rút gọn Vote_lcapTT HCM rút gọn Voting_bar2TT HCM rút gọn Vote_rcap2 
toannguyen
TT HCM rút gọn Vote_lcapTT HCM rút gọn Voting_bar2TT HCM rút gọn Vote_rcap2 
ptv1988
TT HCM rút gọn Vote_lcapTT HCM rút gọn Voting_bar2TT HCM rút gọn Vote_rcap2 
xiaobao
TT HCM rút gọn Vote_lcapTT HCM rút gọn Voting_bar2TT HCM rút gọn Vote_rcap2 
Latest topics
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 8 người, vào ngày 18/12/2017, 01:41
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Liên Hệ
Phạm Hữu Công 09.02.93.39.02 huucongvt@yahoo.com
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Liên Hệ
Phạm Hữu Công 09.02.93.39.02 huucongvt@yahoo.com

 

 TT HCM rút gọn

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 17/03/2012
Age : 34
Đến từ : Bà Rịa Vũng Tàu

TT HCM rút gọn Empty
Bài gửiTiêu đề: TT HCM rút gọn   TT HCM rút gọn Empty25/7/2012, 21:34

1.Nguồn gốc hình thành TT HCM̀
a) Truyền thống văn hóa và tư tưởng tốt đẹp của dân tộc VN.
- Chủ nghĩa yêu nước,ý chí buất khuất kiên cường,tự lực tự cường, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc VN.
-Tinh thần nhân nghĩa,đoàn kết,tương thân tương ái.
- Truyền thống lạc quan yêu đời,tin vào chính mình vào chân lý.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, học hỏi, đón nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài.
 “ Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lê Nin và đi theo Quốc Tế III”
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Văn hóa phương Đông :
+ Nho giáo : Khổng giáo là chủ yếu.Đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.Tuy nhiên HCM cũng phê phán tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia giai cấp.
+ Phật giáo : Có tư tưởng từ bi nhân ái.Đề cao nếp sống đạo đức,thương người.
+ Tôn Trung Sơn : HCM đã tiếp thu chủ nghĩa tam dân và áp dụng vào sự nghiệp cm của mình. Dân tộc độc lập – dân chủ tự do – dân sinh hạnh phúc.
- Văn hóa phương Tây : HCM chịu ảnh hưởng sâu rộng của nến vh dân chủ và cm phương Tây.Tư tưởng tự do bình đẳng bác ái trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp.Tư tưởng dân chủ về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
 HCM tiếp thu có chọn lọc tư tưởng vh Đông-Tây để phục vụ cho cm VN.
c) CNMLN là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TT HCM
- Vai trò của CNMLN được thể hiện :
+ Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của TTHCM.
+ Quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM.
+ TTHCM là CNMLN ở VN, là tư tưởng VN thời hiện đại.
- Sự vận dụng và phát triển CNMLN nồi lên 1 số điểm chú ý :
+ Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước HCM có 1 vốn học chắc chắn,phân tích tổng kết các phong trào yêu nước ở VN.
+ Hai là, HCM đến với CNMLN là tìm con đường gpdt.
+ Ba là, vận dụng CNMLN theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông.
d) Phẩm chất cá nhân của HCM
- HCM có tư duy độc lập, sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt.
- Không ngừng học hỏi tự hoàn thiện bản thân.
- Là 1 người yêu nước vĩ đại, 1chiến sĩ cộng sản nhiệt thành, 1 trái tim thương dân, sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc.




2.TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc.
a) CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường của CMVS
- Theo HCM con đường cm vs ở thuộc địa bao hàm nội dung sau :
+ Làm cm gpdt giành chính quyền, dần dần làm cm XHCN.
+ Lãnh đạo cm là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là ĐCS.
+ Lực lượng làm cm là khối đại đoàn kết toàn dân, nồng cốt là liên minh công – nông – trí.
+ CM VN là bộ phận của cm thế giới.
b) CMGPDT muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- CMGPDT muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Mác-Lênin.
- Chỉ có cuộc cm do chính Đ của gc vs lãnh đạo mới thống nhất giữa gpdt, gpgc, gp con người.
c) Lực lượng CM GPDT bao gồm toàn dân.
- HCM cho rằng cần tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân VN đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân.
- Quân sự là chính, kết hợp đấu tranh ngoại giao, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù. Đấu tranh kinh tế chống lại sự phá hoại của địch.
d) CM GPDT phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
- HCM cho rằng : cm thuộc địa và cm vs ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
- HCM nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cm thuộc địa và đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.
- HCm phân biệt về nhiệm vụ của cm vs và cm gpdt, Người cho rằng : 2 thứ cm đó tuy khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Đây là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận thực tiễn to lớn, cống hiến quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của CNMLN.
e) CM GPDT phải được thực hiện bằng con đường CM bạo lực.
- Hình thức của bạo lực cm bao gồm đấu tranh chính trị và vũ trang.
- Người cũng chủ động giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, nhân nhượng có nguyên tắc.
- Chiến lược đánh lâu dài trong cm gpdt : Tự lực cánh sinh là phương châm của bạo lực cm. “ Kháng chiến trường kì gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình…cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trong nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác ”.




3.Quan điểm của HCM về đại đoàn kết dân tộc.
a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lượt, quyết định thành công của cách mạng.
- Đây là mục tiêu xuyên suốt toàn bộ tiến trình cm VN.
- HCM đã đúc kết : “ đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công ”.
 Muốn được gp, các dt bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cm, bằng cm vs.
b) Đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Tư tưởng đoàn kết dt được quán triệt trong mọi đường lối chính sách của Đảng.
- HCM nêu ra mục đích của Đảng LĐVN : “đoàn kết toàn dân,phụng sự tổ quốc”
 Như vậy, đại đoàn kết toàn dân không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cm, mà nó còn là nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu của cm.
c) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.(Cơ bản nhất)
- Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt : dt thiểu số hay đa số, già trẻ, gái trai, giàu nghèo…
- Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thằng lợi của cm VN.
- Lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dt là liên minh công – nông. Cho nên liên minh công – nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất. Về sau HCM mở rộng “ liên minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân ”.
- “Trong bầu trời không gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.( Tư tưởng của mạnh tử)
- Điều kiện : phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung độ lượng. “Cần phải xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân”.
d) Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộclà mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Nguyên tắc xây dựng mặt trận thống nhất :
+ Một là, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu.
+ Hai là, tư tưởng chiến lược đại đoàn kết dt dựa trên nền tảng liên minh công – nông trí thức, dười sự lãnh đạo của Đ thành 1 khối vững chắc.
+ Ba là, mặt trận dân tộc hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
+ Bốn là, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, giúp đỡ nhau tiến bộ.Phương châm “cầu đồng tồ dị” lấy cái chung hạn chế cái riêng.
 Từ đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế, TT đại đoàn kết của HCM là kết tinh mối quan hệ biện chứng giữa dt với gc, nhân loại.Mở rộng khối đại đoàn kết tới đâu thì phải giải quyết đúng đắn mối qh dân tộc, giai cấp, nhân loại đến đó.







Câu 4 : Nội dung cơ bản TTHCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Quan điểm của HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân :
“nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân…nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.  Đó là điểm khác nhau của nhà nước ta và nhà nước bốc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.
a) Nhà nước của dân.
- Nhà nước của dân là mọi người dân làm chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì không trái pháp luật và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
- Điều 1 hiến pháp nước VN dân chủ công hoà viết : “Nước VN là 1 nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nhà nước là của toàn thể nhân dân VN, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
- Điều 32 : “Những việc làm liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”
b) Nhà nước do dân.
- Là nhà nước do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ giúp đỡ, đóng thuế chi tiêu, nhà nước do dân phê bình xây dựng.
c) Nhà nước vì dân.
- Nhà nước phục vụ quyền lợi nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không đặc quyền đặc lợi, cần kiệm liêm chính.
- HCM chú ý tới mối qh giữa chủ nhà nước và nhân dân. “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”.





Câu 5 : Tư tưởng HCM về vấn đề đạo đức.
a) Quan niệm về vai trò của đạo đức cách mạng.
- Đạo đức là 1 trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của HCM đối với sự nghiệp cm VN.
- HCM coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cm. Con đường đi lên CNXH là con đường dài,đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người,mỗi thế hệ. Vì vậy chăm lo cái gốc cái nền tảng đó là công việc thường xuyên của toàn Đ toàn dân.
- Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người.
- Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của HCM là kết tinh đạo đức của dt, của nhân loại. “Đối với phương Đông, 1 tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”
- Theo Lênin : “đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xh cũ của bọn bốc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh gc vs đang sáng tạo ra xh mới của những người cộng sản”.
- HCM cho rằng, Đ “là đạo đức, là văn minh”.thì mới hoàn thành sứ mệnh vẽ vang của mình.
- Đạo đức là những phẩm chất mà con người cần có để tham gia vào cuộc đẩu tranh cho dl dt, cho CNXH.
- HCM cũng quan tân đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ Đ viên, các tầng lớp nhân dân lđ.
- Quan điểm của HCM là : phải có đức để đi đến cái trí, và khi có trí thì cái đức đảm bảo cho người cm giữ vững được CN mà mình giác ngộ, đi theo.Có đức nhưng phải có tài, đức và tài qh mật thiết với nhau, tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đức – tài phục vụ nhân dân
 Đạo đức là nguồn gốc là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dt và CNXH
b) Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới.
• Trung với nước, hiếu với dân
- Trung hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất bao trùm nhất.
- Tư tưởng đạo đức và truyền thống của VN và phương Đông là “trung với vua, hiếu với cha mẹ”.HCM đã kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp đó và vận dụng, đưa vào nội dung mới.
- Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.Nước là của nhân dân, còn nhân dân là chủ đất nước. “ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.  Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
- Nội dung chủ yếu của trung với nước :
+ Đặt lợi ích của Đ, của tổ quốc, của cm lên trên hết.
+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cm.
+ Thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước.
- Nội dung chủ yếu của hiếu với dân :
+ Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
+ Tin tưởng, lắng nghe, học hỏi người dân.Vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đ và nhà nước.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất của nhân dân.
• Cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
+ Cần : lao động cần cù siêng năng sáng tạo dựa trên tinh thần tự lự cánh sinh.
+ Kiệm : là tiết kiệm mọi thứ, “ không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
+ Liêm : là phải trong sạch, không tham lam địa vị, danh lợi. “luôn luôn tôn trọng gìn giữ của công và của dân, không xâm phạm 1 đồng xu, 1 hạt thóc của nhả nước của nhân dân”.
+ Chính : là thẳng thắn, trung thực.
Đối với mình : không tự cao tự đại, chịu khó học tập hoàn thiện bản than
Đối với người : không nịnh hót, không khinh rẽ, khiêm tốn, chân thành, đoàn kết.
Đối với công việc : để việc công lên việc tư, làm việc cho đến nơi đến chốn.
+ Chí công vô tư : là làm việc gì cũng nghĩ đến đất nước, đến tổ quốc trước.Thực hành tư tưởng chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cm.
 Cần kiệm liêm chính chí công vô tư rất cần thiết đối với cán bộ Đảng viên. Là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dt.
• Yêu thương con người :
- Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dt, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cs, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại và qua hoạt động thực tiễn HCM đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất cao đẹp nhất.
- Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác. Bao dung độ lượng với cả những người mắc sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sữa chữa. Bác dặn phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau trên nguyên tắc phê bình và tự phê bình chân thành.
• Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung.
- Đó là tinh thần quốc tế vô sản, là tinh thần đoàn kết với các dt bị áp bức, là tinh thần đoàn kết của nhân dân VN với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
c) Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
- Nói đi đôi với làm : nói và làm luôn đi đôi với nhau mang lại hiệu quả thiết thực cho chính mình và cho người khác.
- Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi : khơi dậy ý thức đạo đức của mỗi con người.Tuy nhiên phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức.Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào rộng rãi, chống lại chủ nghĩa cá nhân.
- Tu dưỡng đạo đức suốt đời : mỗi người phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, đó là công việc kiên trì, không chủ quan, tự mãn. “Tu thân, tề gia trị quốc bình thiên hạ”.  Đạo đức cm là nhằm giải phóng, đem lại hp, tự do cho con người. Việc tu dưỡng đạo đức phải thự hiện trong hoạt động hằng ngày, trong lao động, sản xuất, chiến đấu…và thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày. Có như thế việc tu dưỡng mới có kết quả.

Về Đầu Trang Go down
https://dhbrvt.forumvi.com
 
TT HCM rút gọn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU :: Tài Liệu :: Tài Liệu Ôn Thi-
Chuyển đến